Đặc điểm: Núi Hàm Rồng (Gia Lai)

Miệng núi lửa Hàm Rồng, Gia Lai. Ảnh chụp từ QL 14.

Núi Hàm Rồng là một miệng núi lửa có độ cao 1.028m, diện tích 0,7 km2, sườn dốc 20-30o, dưới chân núi rộng 14 km2. Trên bình đồ nó có dạng hình tròn khuyết giống như một cái móng ngựa, với một rãnh sâu lớn cắt sườn từ miệng phễu hướng về nam - vết tích đường đi của dòng chảy dung nham cũ; dọc theo nó gặp nhiều bom và khối thủy tinh núi lửa.

Hình thái

Hàm Rồng có đặc điểm chung của các miệng núi lửa dương:

- Kiểu phun trào trung tâm.

- Hình thái: như hình nón cụt, trũng, miệng hình phễu ở phần giữa, gờ miệng nổi cao xung quanh có hình oval. Sườn ngoài của miệng thoải hơn sườn trong. Trên bình đồ, miệng có dạng gần tròn.

Những núi lửa dạng chóp được hình thành do dung nham chứa lượng chất bốc nhỏ, có độ nhớt tương đối cao, nên khi phun ra khỏi miệng núi lửa chúng cứ đùn lên, cao dần, tạo hình chóp nón. Về sau phần xung quanh miệng chóp có thể bị san bằng, hạ thấp do quá trình phong hóa đá phun trào. Thậm chí phần trên ngọn, quanh miệng núi lửa thường bị phá hủy mạnh hơn, tạo hình lòng chảo với độ nông sâu khác nhau, do đá tích đọng trong họng núi nửa và phần giáp kề thường có kết cấu yếu, dễ bị phá hủy nhất. Núi Hàm Rồng Đã phun khói Và Tro.Đây Là Ngọn Núi Lửa Vẫn Còn Hoạt Động.Theo Ước Tính Núi hàm rồng sẽ Phun Sau 100-200 năm nữa.[5].

Khí hậu

Ở độ cao > 1000m, khí hậu trên đỉnh của núi rất mát mẻ, là nóc nhà, là nơi ngắm quang cảnh xa xa của thành phố Pleiku. Tuy nhiên, do nằm ở độ cao 1.028m, đỉnh núi thường xuyên bị mây mờ che phủ.

Thảm thực vật

Hiện nay, đỉnh núi là trạm thu phát sóng viễn thông của cả tỉnh nên việc leo lên đỉnh bị hạn chế. Và cũng chính vậy, các tác động của con người đến ngọn núi là ít. Thảm thực vật ở đây xanh quanh năm.

Hình ảnh về ngọn núi này cung cấp bởi trang[6] năm 1969, khi nơi đây được chọn là cao điểm đặt trạm phát tín hiệu thuộc căn cứ quân sự của Mỹ - giai đoạn này, ngọn núi đã bị quân đội Mỹ phun thuốc diệt cỏ nhằm phát quan khu vực quân sự này.